Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Xã Hội Phải Nộp
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.
Bạn đang xem: Cách tính tiền bảo hiểm xã hội phải nộp

Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, cụ thể như sau:
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng | = | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | x | Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN |
Trong đó:
(1) Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:
- Tiền lương;
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút;
- Các phụ cấp có tính chất tương tự;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Các khoản thu nhập của người lao động sau đây sẽ không tính đóng BHXH bắt buộc:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Khoản hỗ trợ xăng xe;
- Khoản hỗ trợ điện thoại;
- Khoản hỗ trợ đi lại;
- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
Lưu ý:
- Căn cứ quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng để tính mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường:
Vùng | Mức lương tối thiểu |
I | 4.420.000 đồng/tháng |
II | 3.920.000 đồng/tháng |
III | 3.430.000 đồng/tháng |
IV | 3.070.000 đồng/tháng |
+ Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề); làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Vùng | Mức lương tối thiểu |
I | 4.729.000 đồng/tháng |
II | 4.194.400 đồng/tháng |
III | 3.670.100 đồng/tháng |
IV | 3.284900 đồng/tháng |
+ Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Vùng | Mức lương tối thiểu |
I | 4.641.000 đồng/tháng |
II | 4.116.000 đồng/tháng |
III | 3.601.500 đồng/tháng |
IV | 3.223.500 đồng/tháng |
- Mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
+ Mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT: Không quá 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).
+ Mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHTN: Không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng kể trên.
(2) Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với NLĐ:
- Đối với người lao động Việt Nam:
+ Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH: 31.8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21.3%, còn người lao động đóng 10.5%).
Xem thêm: Cách Làm Mứt Và Thạch Với Máy Làm Bánh Mì Của Bạn, 6 Cách Làm Bánh Mousse Ngon Và Đơn Giản Nhất
+ Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: 32% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21.5%, còn người lao động đóng 10.5%).
- Đối với người lao động nước ngoài:
+ Trường hợp Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TN&XH: 7.8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 6.3%, còn người lao động đóng 1.5%).
+ Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: 8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 6.5%, còn người lao động đóng 1.5%).
Căn cứ pháp lý:
- Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Xem thêm: Cách Rút Tiền Thẻ Atm Bidv An Toàn, Phí Rút Tiền, Cách Rút Tiền Atm Bidv
- Luật việc làm 2013.
Công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì có bị phạt không? Mức phạt được quy định là bao nhiêu?
Có được truy đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) cho thời gian chưa tham gia bảo hiểm xã hội hay không?